Bình Luận: Tranh Ancoda của P. G. Gravele

Tôi giới thiệu với các bạn P. G. Gravele, một trong các nghệ sĩ tranh dán giấy hiện đại theo phong cách trừu tượng mà Nhak thích. Đây là một trong các tác phẩm nổi tiếng của P. G. Gravele: Ancona. Bố cục cân đối như hầu hết các tác phẩm của ông ( như Gaia, Brussels hay Antwerp…) tuy nhiên dường như là tác giả đã phá bỏ sự đối xứng của tác phẩm bằng các mảng màu đậm ở bên trái bức tranh. Sự khác biệt về phong cách này khiến cho nó trở thành tâm điểm của các nhà bình luận. 



Nhìn vào bố cục, ta thấy rõ các điềm nhấn ở ngay các vị trí tỉ lệ vàng 1/3 trên và 1/3 dưới theo chiều dọc. Đó là cái mảng màu đỏ đậm và cái vòng tròn đen ở giữa bức tranh. Sự bất đối xứng về màu sắc được thể hiện rõ ở mảng màu đậm ngay giữa bức tranh. Ông rõ là thích phối các mảng màu đậm ở các vị trí trung tâm ( như Destiny hay Roma chẳng hạn). Điều khiến cho Nhak lưu ý là các mảng màu này, Gravele thường sử dụng các hoạ tiết hình học đơn giản. Ở đây, ông đã dùng nhiều mảng màu phức tạp đan xen nhau. Nhìn tổng thể thì cái gây chú ý cho người xem nhất là cái mảng màu đỏ ở giữa. Màu sắc của nó quá biệt lập với các mảng xung quanh. Đầu tiên, nó được đặt trong mảng đen hình vuông. Sau đó, được đặt trong mảng màu nâu nhạt. Cuối cùng, với 1 mảng nâu đậm và mảng màu trắng, cả 3 đặt trong mảng màu hồng nhạt. Mảng màu bố cục nhạt dần từ ngoài vào, và kết thúc ở mảng màu đỏ. Nó là mảng màu ‘không hình học’ nhất trong bức tranh ( Ta sẽ bàn nó sau). Cách thức bố trí màu như vậy làm cho bức tranh có chiều sâu tốt hơn, mảng màu đỏ càng đậm màu và gây chú ý. 


Nếu như nửa trên bức tranh tạo nên từ các mảng màu rộng và đơn giản, thì nữa dưới bức tranh lại có quá nhiều chi tiết và mảng màu. Trung tâm của nữa dưới bức tranh là vòng tròn đen trên nền xám trắng. Nếu quan sát kỹ, ta sẽ thấy 1 đấu tròn trắng ở giữa vòng tròn. Nhak ko hiều lắm về tác dụng của đấu tròn này, có vẻ như là nó không ảnh hưởng nhiều lắm đến ấn tượng màu sắc của bức tranh. Cũng có thể giải thích đấu tròn này cùng với các đấu tròn đen kế bên, rõ là nó tạo thành 1 đường thẳng năm ngang ( cạnh trên của mảng màu chữ nhật nằm ngang phía dưới bức tranh), tuy nhiên thật là khó để nói là hợp lý khi tác giả lại dùng nó ở màu trắng thay vì đen như các đấu tròn còn lại. Ta cũng thấy các dấu tròn trắng khác ở trên cao của bức tranh, nhưng khoảng cách quá xa để nói rằng nó kết hợp với nhau để tạo 1 hiệu ứng màu sắc nào. Mặc khác, khoảng cách các đấu tròn trắng này cũng không phù hợp với các dấu tròn đen kể cả đấu tròn vừa nói. 




Nữa dưới bức tranh hơi phức tạp. Trước hết nó gồm cả mảng màu hồng phía trên, kế đó là lớp thứ 2: một mảng màu đen có sọc và một mảng màu xám đỏ nhạt hình chữ nhật, cuối cùng là lớp thứ 3: mảng trắng hình vuông có vòng tròn. Đó là chưa kể 2 mảng màu nâu và trắng dục của phần trên còn kéo dài tới nữa dưới bức tranh. Dù vậy ta cũng hiểu được phần nào dụng ý của Grevele. Nó làm cho ta tập trung hết vào vòng tròn đen. Đặc trong 1 mảng màu trắng bản rộng, cùng với hoạ tiết đơn giản, nó thu hết sự chú ý của ta so với mảng màu đậm và dày đặc chi tiết ở xung quanh. Một số chi tiếc khác đáng chú ý, các vòng tròn trắng ở dưới cùng bức tranh cũng được sử dụng cùng thủ pháp: đơn điệu và nằm trên 1 nển màu sậm rối rắm các mảng màu. 


Ta cũng thấy rõ ràng là cách bố trí màu đậm dần từ trên xuống và nhạt dần từ ngoài vào có một tác dụng quan trọng: tạp trung hết sự chú ý của người xem vào mảng màu đỏ và cái vòng tròn đen. Vệt đen phía trên cùng có vẻ là hơi dư thừa trong bức tranh, nó hoàn toàn không thể kết hợp được với các mảng màu nhạt gần nó. Xét kỹ lại, nhìn tổng thể bức tranh, nó là mảng màu cân xứng với cái dãy màu đen nhiều chi tiết ở phía dưới bức tranh. Thiếu nó ( thử dùng tay che cái vệt màu đen lại), ta thấy lập tức sự chú ý của ta lệch xuống phía dưới của mảng màu đỏ, sự chú ý của ta giờ chỉ còn lại cái vòng tròn mà thôi. Toàn nữa trên của tác phẩm dùng toàn mảng màu nhạt với điện tích rộng, còn nữa dưới lại toàn mảng màu sậm với nhiều chi tiết dày dặc, làm cho hướng nhìn của ta lệch hẳn về phía dưới. Nhờ vệt đen này, các mảng bố cục được hài hoà hơn, điều chỉnh lại điểm nhấn của bức tranh.


Đối với các tranh trừu tượng, thật khó mà tìm được 1 hình ảnh chính xác nào. Tuy nhiên, với bức tranh này thì có lẽ Gravele đang múm điễn tả cỗ xe ngựa. Bên trên là cái cửa sổ cùng một thiếu phụ. Giả thiết này, Nhak thấy là hợp lý nhất. Thử dựa vào tên Ancona của bức tranh dường như không giúp ích gì hơn (Ancona là một thành phố ở miền trung nước Ý). Quan sát bốn cái bánh xe và cái khung xe màu nâu ( ngay trên 4 bánh xe ) thì rõ. Cái vệt đen và các vệt nhỏ phía trên nó chính là nóc cỗ xe. Các đốm đen trắng là các chi tiết của cỗ xe. Cái hình chữ nhật đen chính là khung cửa sổ và mảng màu đỏ chính là người thiếu phụ. Mặt khác, xét về độ sáng thì các mảng màu này rất hợp với thực tế. Cái mảng màu đỏ là hình người thiếu phụ nhìn nghiên, thấy được vái cằm và bờ vú. Việc dùng màu đỏ có thể giải thích bằng nhiều cách: màu của tình cảm nồng cháy hay sự nồng nhiệt, nhưng cái màu đỏ thẫm này thì hơi đạc biệt. Nhak không cho rằng Gravele có ấn thượng tốt về người thiếu phụ này. Xem xét cách phối màu: mảng màu đỏ thẫm chứ không phải đỏ sáng, mảng màu trắng tái phía trước và mảng xám phía trên đầu của người thiếu phụ, thật khó để nói rằng ông thich người phụ nữ này. 


Nói 1 chút về cái vòng tròn đen, ta cũng bắt gặp những dấu hiệu không bình thường. Vòng tròn không khép kín, thậm chí cố tình bị lệch đường (xem hình), điều này có vẻ bình thường với các bức tranh khác nhưng với bức này thì không. So sánh chúng với các vòng tròn khác trong bức tranh, ta thấy chúng đều khép kín hay tròn trịa, còn vòng tròn màu đen thì hở ra và đậm ở cả 2 đầu mút của đường tròn. Điều này chứng tỏ là cái không kép kín này là hoàn toàn có chủ đích chứ không phải là vô ý. Vả lại vòng tròn hơi kép vào trong. Ý nghĩa của nó có thể giãi thích là sự không trọn vẹn, không chung thuỷ hay đại loại là vậy. 


Nhìn cách phối màu, ta có thể hiểu ông nhận xét về người thiếu phụ này như thế nào: phản bội, dối trá hay lạnh lung. Chú ý 1 chút về bốn bánh xe. Nếu ai đó cho rằng việc ông vẽ 4 bánh xe không đều nhau nhằm biểu hiện rằng: ông nguyền rủa chuyến du ngoạn của bà ta (hay có lẽ là con đường đời của bà ta) thì theo Nhak , thật là sai lầm. Nhak không chú tâm vào chuyện 4 bánh xe có đều nhau không, vì với bàn tay nghệ sĩ thì việc vẽ không đều 4 bánh xe là chuyện bình thường. Tuy nhiên, Nhak hoàn toàn đồng ý với cách nhận xét trên vì một điềm khác: các vệt màu đỏ-thẫm bên dưới các bánh xe rõ ràng là được đánh màu rất mạnh tay( xem hình). Với một hoạ sĩ, thì việc vẽ bốn vệt màu đều nhau có lẽ là rất tự nhiên, đúng ra là vô thức. Còn những vệt màu bức tranh này rất mạnh tay, bằng nhiều hướng khác nhau, đúng là ông cố tình thực hiện chúng. Và tất nhiên, không ngoài mục đích làm cho chuyến đi của bà ta chông gai hơn! Tiếc là trong các tài liệu về ông không đề cập gì đến người tình của ông ( Nhak tạm gọi như vậy ) ở Ancona. Cho nên Nhak cũng không biết người đàn bà đó là ai (tất nhiên là nếu giả thiết của Nhak là đúng). Không biết có bạn nào có tư liệu của ông liên quan đến bức tranh này hay không ??? 


Ghi chú: nếu ai có tư liệu liên quan thì send cho Nhak nhe, sẽ bổ sung thêm :D

No comments

Post a Comment

Để lại bình luận :...

Home