Bình Luận : Trọng Đường Luật, Khinh Lục Bát

Nhân lời trách của PT rằng: "NHAK trọng Đường Luật, khinh Lục Bát"



NHAK rằng:

Thơ lục bát, ít luật nên khó làm. Phàm làm phải có ý tình dào dạt, nếu không câu chữ trở thành tầm thường. NHAK ít làm vì nó khó chứ không phải vì không thích ... 

Thơ lục bát, vần điệu uyển chuyển , đem thơ đường ra so sánh, một như quân tử khuôn phép, dù là cái tình cũng một màu đứng đắn trang ngiêm; một lại như lãng tử chốn thế gian, thấy vui là vui, thấy buồn là buồn, cái tâm thật nhẹ nhàng mà dào dạt, dù khi cứng cỏi, rắn lòng cũng không khỏi ngào ngạt thương yêu. 

Thơ chẳng phải là để chứa tâm tư đó sao? Sao cứ phải phân định rạch ròi ... Lục bát cũng dc, mà Đường luật cũng tốt ... Khí vị đất trời có cả Xuân Hạ Thu Đông, đất trời công vị mà cũng còn không ghét Hạ Đông, Lấy lòng yêu riêng Xuân Thu mà đối đãi, còn ta phân định Tàu hay Ta chẳng hóa ra quá ư thiên kiến đó sao? Làm thơ phàm thể hiện được cái tâm tình của con người thì đều kể là đáng đọc ... Dám đâu khinh trọng tiếng khen chê hay dở. 

Thơ để chở tâm tình, nếu ngặt ngèo khó khăn quá vậy, thì thơ phỏng còn giữ đúng chức phận để thiên hạ gửi lòng. Đôi khi NHAK cũng muốn đạp bỏ khuôn phép, phá cái định kiến thế nhân, mà có lẽ vì tâm không sáng, lòng không trong nên chưa đạt đó chăng ?

PT đáp:

Cái hồn là đĩa rau lang
Cái hồn trong giọt mắm vàng dịu thơm
Cái hồn ở giữa hạt cơm
Và trong khoai sắn ngọt ngon quê nhà
Bát trân tột bậc xa hoa
Còn bao mỹ vị với là cao lương
Có ngon thì cũng bình thường
Bởi không chở được sắc hương đất mình
Khinh thì cũng chẳng gì khinh
Dù sao thì cũng công trình cổ kim
Nhưng trong dòng máu về tim
Ngàn năm hồn Việt vẫn tìm lại đây
Xin nâng hạt muối trên tay
Cái hồn dân tộc hóa đầy tình thơ
Mong sao rau sắn đơn sơ.

No comments

Post a Comment

Để lại bình luận :...

Home