Bình Luận: Sửa thơ HuanYu

Bài gốc:


 Ai biết cuộc đời mấy đêm thanh?
Khuya lặng tiễn đưa lũ đầu xanh.
Mây buồn ủ rũ đời chinh chiến.
Sương đẫm tàn tro kiếp đấu tranh.
Thấp xuống mà hôn đôi mắt khép.
Xa rồi đống đất kẻ nào canh?
Chợt giật mình bom rơi đạn lạc.
Ai biết cuộc đời mấy đêm thanh?


Bài sửa:


Ai biết cuộc đời mấy đêm thanh?
Khuya im lặng tiễn lũ đầu xanh.
Mây buồn ủ rũ đời chinh chiến.
Sương đẫm tàn tro cái đấu tranh.
Hôn xuống làn mi ai lạnh khép,
Xa rồi đống đất kẻ nào canh?
Giật mình chợt tiếng bom đạn lạc.
Ai biết cuộc đời mấy đêm thanh?



Trích:
Nguyên văn bởi HuanYu View Post


Tớ không thế sửa bài thơ này được và cũng ko bao giờ sửa bài thơ nào của mình khi đã hạ bút,tất cả từ ngữ đều liền một thể tuôn ra khi tạo ra nó,quan điểm của tớ là sửa thơ làm cho ý tứ được đúc kết trong chính thời gian bài thơ được viết ra đã thay đổi ko còn là chính nó nữa,vì" thời gian qua đi làm sao trở lại"
Nhak đã cân nhắc câu chữ chỉnh sửa tới lui nhiều lần, hầu tránh cho HuanYu bực tức, phá vỡ tình cảm bằng hữu. Nhưng ngòi bút dù sắc, chữ nghĩa có tài thì cũng tránh sao được đôi chỗ nặng lời mà nhẹ tình. Đó cũng là điều nhak chẳng mong muốn. HuanYu đọc xong vui thì đáp, buồn thì bỏ qua. Thứ cho những lúc sân si mà hoa ngôn xảo ngữ của nhak vậy.

Sửa thơ là công việc mà hầu hết ai cũng phải làm. Các nhà thơ hán thường thổi phồng quá mức sự tự nhiên trong thơ bằng những giai thoại xuất khẩu thành thơ như bảy bước một bài thơ của Tào Thực. Việc xuất khẩu thành thơ là có thực, nhưng không kể mấy ngàn bài của Đường Thi chắc chỉ dăm chục bài thực sự là chưa từng cân nhắc câu chữ, mà toàn là bậc thi vương thi thánh chứ nào phải người thường.

Sửa thơ còn là thái độ đối với nghệ thuât. Ai trong nghề thơ cũng từng nghe chuyện Hàn Vũ khuyên một chữ trong thơ, Giả Đảo xuống xe để tạ ơn. Hay chuyện Đông Hồ thi sĩ nhờ bạn thơ sửa một câu và đồng ý ký tên đồng tác giả. Chuyện Hàn Vũ - Giả Đảo mấy ngàn năm trước, chắc có ít nhiều thêm thắt, nhưng chuyện Đông Hồ nhờ sửa thơ, chỉ diễn chưa đầy trăm năm, chắc không phải ngoa ngôn.

Huống hồ, HuanYu không phải bậc thi thánh. Thơ HuanYu chẳng phải đã hoàn mỹ. Niêm luật, bằng trắc, đối vẫn còn nhiều thứ đáng bàn. Nay lại khép cửa, giữ lòng chẳng chịu sửa thơ, có lẽ nào là thái độ của người hiền ?

Vì vậy, Nhak không thể đồng ý với cách nghĩ của HuanYu. Nhak cũng hi vọng HuanYu thay đổi cách nghĩ này.

Việc thơ của HuanYu cần gọt giũa lại là đều tất yếu, và lẽ tất nhiên nên do HuanYu tự sửa. Cho nên nhak gửi bài thơ đề nghị để tác giả xem xét, coi có giúp ích j không cho viêc gọt giũa thơ của HuanYu hay không thôi.

Trích:
1.Tớ dùng "khuya lặng tiễn đưa lũ đầu xanh" là gợi hình ảnh đứng-lặng,đi-lặng,im-lặng vậy mà bác sửa là "khuya im lặng tiễn....." thế là mất 2/3 hình ảnh của tớ
Trong câu này, HuanYu phạm lỗi về niêm luật và bằng trắc. Chữ tiễn đưa và chữ tiễn là không khác nhau, vì hình ảnh, sắc thái không thay đổi. Câu của nhak còn thêm chữ im làm tăng sắc thái ý nghĩa lên thêm, chứ không thể nào giảm đi.

Câu gốc: khuya lặng tiễn đưa lũ đầu xanh
Câu sửa: Khuya im lặng tiễn lũ đầu xanh.

Trích:
2." Kiếp đấu tranh" là cả một đời người tranh đấu,không được thanh thản phút giây nào cuối cùng chỉ còn là nắm tàn tro,bác sửa thành"cái đấu tranh" thì còn gì là ý của ngta nữa ^^^^^.Chẳng lẽ cứ làm cách mạng mới đấu tranh =))),kiếp người ko phải kiếp đấu tranh hay sao????
Nhak chỉ mún thay chữ kiếp đấu tranh thôi. Đời chinh chiến với kiếp đấu tranh thì chỉnh hơn về luật đối. Nếu HuanYu thấy ổn thì nhak hok có ý kiến j thêm.

Trích:
3."Thấp xuống mà hôn đôi mắt khép" ý chỉ sự quyến luyến,đau xót,bất lực khi chia ly,mà bác sửa thành "hôn xuống làn mi ai lạnh khép"thì biến hình ảnh thực tế phũ phàng thành sự lãng mạn chệch hẳn với toàn ý tứ bài thơ của tớ rùi bác ơi ^^^^^^^^^!!!!!!!
Câu gốc: Thấp xuống mà hôn đôi mắt khép.
Câu sửa: Hôn xuống làn mi ai lạnh khép.

Câu này HuanYu phạm luật đối. 2 câu đối bị hỏng hoàn toàn. Vì câu dưới "Xa rồi đống đất kẻ nào canh?" vừa chứa vận, vừa có tứ hay. So 2 câu thì câu dưới hay hơn hẳn, nên buộc phải hi sinh câu trên. Một mặt, câu trên không chứa vận sẽ linh động sửa hơn câu dưới. Mặt khác, câu trên lời chưa suông.

Không biết ý HuanYu sao chứ nhak thấy câu của nhak phũ phàng, đau đớn hơn nhiều chứ không như lời HuanYu bình. Thứ nhất "đôi mắt khép" chưa ám chỉ cái chết, nhưng chữ "ai lạnh khép" thì đúng là chết rồi. Chữ "thấp xuống mà hôn" so với chữ "hôn xuống làn mi" thì sắc thái ý nghĩa đã kém hơn rồi. Bỏ được từ "mà" vốn là hư từ dùng chêm lại không mang sắc thái khác biệt cho lắm, bỏ được từ "thấp" trong "thấp xuống" cũng không thay đổi ý thơ gì nhiều. Cái đổi duy nhất là từ "đôi mắt" thành "làn mi", nhak nghĩ cũng không thay đổi nhiều lắm về ý nghĩa. Dù rằng "thấp xuống mà hôn" lời mạnh mẽ hơn "hôn xuống làn mi", nhưng có đủ để đánh đổi luật thơ ?

Trích:
4."Chợt giật mình bom rơi đạn lạc" gợi hình ảnh xa xôi mà hiển hiện" bom đạn có thể rơi ở ngoài xa mà cũng có thế ngay cạnh mình,và trúng mình", gợi"một cuộc sống chông chênh và may rủi",mà bác sửa thành "tiếng bom rơi đạn lạc" thì hình ảnh của tớ nó mất tiêu rùi ^^^^.
Câu này HuanYu cung phạm lỗi về nhịp và luật bằng trắc. Đắc địa nhất là dùng được chữ "Bom rơi đạn lạc" có thể nói là hay, tuy nhiên lại làm câu thành nhip 3/2/2 trái với luật thất ngôn bát cú.

Câu gốc: Chợt giật mình bom rơi đạn lạc
Câu sửa: Giật mình chợt tiếng bom đạn lạc.

Hai câu về ý thì cơ bản chẳng khác gì mấy. Chỉ là mất đi cái bộ "bom rơi đạn lạc", nhưng lại chỉnh được cái luật bằng trắc. So thiệt hơn thì cái sửa vẫn hơn cái gốc. Vì chữ bom rơi đạn lạc này cũng không phải là quá hay, đủ để đánh đổi cái phá luật.

Đôi điều phân giải, thơ là của HuanYu, sửa cũng phải là HuanYu, nếu thấy hay thì đổi, thấy kém thì bỏ, thấy hợp thì đổi, thấy sượng thì bỏ. Đều do HuanYu quyết định cả thôi.

Vài lời làm bàn, cũng là thiện ý, chẳng muốn vì mấy câu thơ mà mất cả tình bằng hữu, ngoa ngôn thì xin thứ cho.

No comments

Post a Comment

Để lại bình luận :...

Home