Bình Luận: Luận về Thuận Nghịch Độc P2

Phần này, bàn về cách làm của dạng thơ này. Nếu bạn nào không ưa cách làm của thợ thơ thì bỏ qua, bạn nào học làm thơ nhanh thì có thể xem xét, bạn nào mới học về thơ có thể áp dụng mà làm. Phương pháp này giúp làm thơ nhanh và hiệu quả, dàng cho những bạn ít có khiếu về âm luật (tức là những bạn làm câu mà không ra ngay được luật bằng trắc hài hòa mà phải dò từng chữ). Phương pháp này áp dụng luật "xếp chữ vào khuôn" đã được nhiều tiền bối đã dùng từ xưa, Micro xin không nhắc lại nữa.


Bước 1: Xếp vận


Chọn 2 bộ vân bằng (hoặc trắc). xếp ở vị trí đầu câu 1 3 5 7 8 và cuối câu 1 2 4 6 8.


Bước 2: Tuân theo luật lẻ trước chẵn sau cho bài thuận.


Bắt đầu làm từ 3 chữ cuối lần lượt theo
+ 2 câu T B B có vận ở chữ bằng cuối câu sao cho đọc ngược vẫn có nghĩa.
+ 2 câu T T B có vận ở chữ bằng cuối câu sao cho đọc ngược vẫn có nghĩa.
+ 1 câu T B B có vận ở chữ bằng cuối câu sao cho đọc ngược vẫn có nghĩa.
+ 2 câu B T T sao cho đọc ngược vẫn có nghĩa. Một trong 2 câu phải đối ngẫu với câu T B B bên trên.
+ 1 câu B B T sao cho đọc ngược vẫn có nghĩa. Câu này phải đối ngẫu với một trong 2 câu T T B bên trên


Và ráp lại ở vị trí theo sơ đồ ta có 1 bài thơ khuyết như sau: x là vị trí khuyết, chú ý xếp các câu đối ngẫu cho đúng.


x x x x T B B
x x x x T T B
x x x x B T T
x x x x T B B
x x x x B B T
x x x x T T B
x x x x B T T
x x x x T B B


Bước 3: Vì đây là bài thuận nghịch độc nên không thể áp dụng cách thức cũ là lẻ trước chẳn sau, tức là làm tiếp chữ 1 2 3 4 các câu được. Mà phải làm chữ 1 2 3 theo phép sau:


+ 2 câu B B T có vận ở chữ bằng cuối câu sao cho đọc ngược vẫn có nghĩa.
+ 2 câu B T T có vận ở chữ bằng cuối câu sao cho đọc ngược vẫn có nghĩa.
+ 1 câu B B T có vận ở chữ bằng cuối câu sao cho đọc ngược vẫn có nghĩa.
+ 2 câu T T B sao cho đọc ngược vẫn có nghĩa. Một trong 2 câu phải đối ngẫu với câu B B T bên trên.
+ 1 câu T B B sao cho đọc ngược vẫn có nghĩa. Câu này phải đối ngẫu với một trong 2 câu B T T bên trên


Và ráp lại ở vị trí theo sơ đồ ta có 1 bài thơ khuyết như sau: x là vị trí khuyết, chú ý xếp các câu đối ngẫu cho đúng.


B B T x T B B
T T B x T T B
B T T x B T T
T B B x T B B
B B T x B B T
T T B x T T B
B T T x B T T
B B T x T B B


Bước 4: Ta thêm các chữ thứ 4 vào các câu từ 1 đến 8 theo thứ tự : T B B T T B B T.


+ thêm sao cho các câu đọc xuôi ngược vẫn hợp nghĩa. tức là chữ 1 2 3 4 hợp 1 ý. và đọc ngược lại chữ 4 5 6 7 vẫn hợp nghĩa.
+ Chú ý đối ngẫu ở câu 3 4 , và 5 6.
+ Cụm nào sượng và không hay thì thế bằng cụm khác tương đương về luật bằng trắc.


Thơ hay hay dở là do cách ta thế các cụm bằng từ ra sao. Thế hợp lý sẽ cho bài thơ tốt. Ngược lại sẽ là một bài thơ tệ. ;).


Làm thơ theo phương pháp bỏ chữ theo khuôn này có thể làm thơ đôi chỗ gượng ép, đó là điều phải chấp nhận, vấn đề là có nhẫn nại mài dũa thơ hay không thôi

No comments

Post a Comment

Để lại bình luận :...

Home