Skip to main content

Đối Đáp Thơ: Thi Đàn Lạnh Lẽo



Chủ Nhân Thi Viên:

Thi đàn lạnh lẽo vắng mông mênh
Bừa bộn luật niêm, chữ tuềnh huềnh.
Nhớ trước thi thư còn hăng hái,
Mà giờ câu chữ cũng chông chênh.
Bút nghiêm gửi tạm nơi trầm mặc,
Danh lợi đành thôi chốn thác ghềnh. 
Một mái một chèo xuôi chốn cũ,
Ôm đàn uống rượu thảy thênh thênh.


Thi Hữu Trần Nguyễn Bảo:

Bút tà lướt mực cứ lênh đênh;
Mực đổ, nghiên nghiêng, sạn hóa ghềnh.
Đâu sóng mà xô lay cán bút?
Phải giang sao vỗ lạc thân thuyền?
Chùng tay, giương mắt nhìn quanh quẩn
Văn gác, lầu thơ, khách vắng tênh!
Hớp chút men nồng, say hóa tỉnh
Bao thầy bao bạn bỗng mình ênh!


Thi Hữu Trần Ngọc Nhật:

Thi thư vốn chẳng dám ngông nghênh,
Niêm luật nằm lòng há thể quên.
Chút ít bồi hồi khi gặp lại,
Đành nhiều sơ sót lúc bồng bềnh!
Chữ còn nông cạn mong tha thứ...
Tình có đậm sâu phải gập ghềnh.
Thoái bộ hối đầu xin vớt vát,
Kẻo đau lòng xót tên hờn tên...


Chủ Nhân Thi Viên:

Một kẻ ra thơ, kẻ tiếp ngênh,
Tay thơ, tay kiếm, chiến nào quên.
Lấy thơ làm kiếm đùa nhau lại
Mượn luật thành đao đấu cũng bền
Lấy tài thi phú phân chính thứ
Mượn luật trắc bằng vượt thác ghềnh
Thi chiến đôi bên cùng gánh vác
Để khuê văn các vẫn còn tên !


Comments

Popular posts from this blog

Dịch Thơ: Hồng Đậu Sinh Nam Quốc

Hán Ngữ: 红豆生南国, 是很遥远的事情. 相思算什么, 早无人在意. 醉卧不夜城, 处处霓虹. 酒杯中好一片滥滥风情. 最肯忘却古人诗, 最不屑一顾是相思. 守着爱怕人笑, 还怕人看清. 春又来看红豆开, 竟不见有情人去采, 烟花拥着风流真情不在. Hán Việt: Hồng đậu sinh nam quốc Thị ngận diêu viễn đích sự tình. Tương tư toán thập yêu, Tảo vô nhân tại ý. Túy ngọa bất dạ thành, Xử xử nghê hồng. Tửu bôi trung hảo nhất phiến lạm lạm phong tình. Tối khẳng vong khước cổ nhân thi, Tối bất tiết nhất cố thị tương tư. Thủ trứ ái phạ nhân tiếu, Hoàn phạ nhân khán thanh. Xuân hựu lai khán hồng đậu khai, Cánh bất kiến hữu tình nhân khứ thải, Yên hoa ủng trứ phong lưu chân tình bất tại. Dịch thể lục bát: Đậu hồng sinh ở nước nam, Chuyện xưa kể lại mấy lần chửa thông. Hỏi tương tư có gì không, Từ lâu đã chẳng bận lòng chút chi. Ta say giữa phố cuồng si, Tình say men rượu tràn ly phong tình. Thơ xưa quên hết làm thinh, Tương tư tủi hổ riêng mình đắng cay. Dám đâu nhân thế tỏ bày, Sợ người thấu tỏ, sợ đời cười chê. ...

Dịch Thơ: Mô Ngư Nhi - Nhạn Khâu của Nguyên Hiếu Vấn

Ai coi tiểu thuyết hay phim cổ trang Thần Điêu Hiệp Lữ của Kim Dung, chắc ai cũng có ấn tượng về bài thơ của Lý Mạc Sầu. Không ít người thuộc lòng, nhưng chắc không phải ai cũng rõ xuất xứ bài này. Trong tác phẩm Thần điêu hiệp lữ của Kim Dung, Lý Mạc Sầu chỉ hát nửa đầu của bài từ mà thôi: Hỏi thế gian Tình ái là gì nhỉ ? Sống chết một lời hứa luỵ Nam Bắc phân chia hai đàng Mưa dầm nắng dãi quan san Cánh chim bạt gió muôn ngàn khổ đau Chung quy một kiếp tình sầu Khi vui gang tấc Ngàn sầu biệt ly Biết cùng ai, biết nói gì Chỉ trông mây núi người đi không về... Bài này là một bài từ, nguyên văn như sau: Phần hán văn:  摸魚兒-雁丘 問世間、情是何物, 直教生死相許? 天南地北雙飛客, 老翅幾回寒暑。 歡樂趣、 離別苦, 就中更有痴兒女。 君應有語, 渺萬里層雲。 千山暮雪, 只影向誰去? 橫汾路、 寂寞當年蕭鼓, 荒煙依舊平楚。 招魂楚些何嗟及, 山鬼暗啼風雨。 天也妒、 未信與, 鶯兒燕子俱黃土。 千愁萬古, 為留待騷人。 狂歌痛飲, 來訪雁丘處。 Phiên âm: Mô ngư nhi - Nhạn khâu Vấn thế gian tình thị hà vật Trực giao sinh tử tương hứa Thiên nam địa bắc song phi khách Lão sí kỷ hồi hàn thử ...

Cassandra, Thà Không Biết Còn Hơn

Hồi giữa tháng mười một này, có tham quan buổi triễn lãm về siêu thực ở cung điện nghệ thuật [1] tại Lyon. Triễn lãm bắt đầu từ tháng mười, vốn đã định đi từ đầu vì thấy cái tên Max Esnrt trong poster triễn lãm, vậy mà bận mãi đến giờ mới đi được. Thú vị thì nhiều thứ lắm, nhưng quá ấn tượng với tác phẩm Cassandra của Eugene Berman, nên về là thảo ý tưởng viết bài ngay. Cái tông đỏ ám ảnh của nó thật kỳ dị, quá kỳ dị và ngột ngạt, nhìn một hồi, không hiểu sao cứ lạnh sống lưng. Chắc do cảm lạnh, hi vọng thế. "Cassandra" của Eugene Breman Eugene Berman sinh năm 1899 ở Moscow, Nga, nhưng sống và làm việc chủ yếu ở phía tây, đặc biệt là Pháp. Nằm trong trường phái tân lãng mạn (neoromantism), ông thành công với các buổi triễn lãm ở Paris, sau đó ông đi New York rồi Los Angeles và về Rome rồi mất ở đấy. Phản đối lại hiện thực xấu xa của xã hội đương thời được gáng cho chủ nghĩa vật chất (materialism) hay chủ nghĩa hiện thực (realism), những con người vẫn còn hoài tưởng về chủ ng...