Skip to main content

Ancoda của P. G. Gravele

Tôi giới thiệu với các bạn P. G. Gravele, một trong các nghệ sĩ tranh dán giấy hiện đại theo phong cách trừu tượng mà tôi thích. Đây là một trong các tác phẩm nổi tiếng của P. G. Gravele: Ancona. Bố cục cân đối như hầu hết các tác phẩm của ông ( như Gaia, Brussels hay Antwerp…) tuy nhiên dường như là tác giả đã phá bỏ sự đối xứng của tác phẩm bằng các mảng màu đậm ở bên trái bức tranh. Sự khác biệt về phong cách này khiến cho nó trở thành tâm điểm của các nhà bình luận. 



Nhìn vào bố cục, ta thấy rõ các điềm nhấn ở ngay các vị trí tỉ lệ vàng 1/3 trên và 1/3 dưới theo chiều dọc. Đó là cái mảng màu đỏ đậm và cái vòng tròn đen ở giữa bức tranh. Sự bất đối xứng về màu sắc được thể hiện rõ ở mảng màu đậm ngay giữa bức tranh. Ông rõ là thích phối các mảng màu đậm ở các vị trí trung tâm ( như Destiny hay Roma chẳng hạn). Điều khiến cho Nhak lưu ý là các mảng màu này, Gravele thường sử dụng các hoạ tiết hình học đơn giản. Ở đây, ông đã dùng nhiều mảng màu phức tạp đan xen nhau. Nhìn tổng thể thì cái gây chú ý cho người xem nhất là cái mảng màu đỏ ở giữa. Màu sắc của nó quá biệt lập với các mảng xung quanh. Đầu tiên, nó được đặt trong mảng đen hình vuông. Sau đó, được đặt trong mảng màu nâu nhạt. Cuối cùng, với một mảng nâu đậm và mảng màu trắng, cả 3 đặt trong mảng màu hồng nhạt. Mảng màu bố cục nhạt dần từ ngoài vào, và kết thúc ở mảng màu đỏ. Nó là mảng màu ‘không hình học’ nhất trong bức tranh ( Ta sẽ bàn nó sau). Cách thức bố trí màu như vậy làm cho bức tranh có chiều sâu tốt hơn, mảng màu đỏ càng đậm màu và gây chú ý. 

Nếu như nửa trên bức tranh tạo nên từ các mảng màu rộng và đơn giản, thì nữa dưới bức tranh lại có quá nhiều chi tiết và mảng màu. Trung tâm của nữa dưới bức tranh là vòng tròn đen trên nền xám trắng. Nếu quan sát kỹ, ta sẽ thấy một đấu tròn trắng ở giữa vòng tròn. Tôi không hiều lắm về tác dụng của đấu tròn này, có vẻ như là nó không ảnh hưởng nhiều lắm đến ấn tượng màu sắc của bức tranh. Cũng có thể giải thích đấu tròn này cùng với các đấu tròn đen kế bên, rõ là nó tạo thành một đường thẳng nằm ngang (cạnh trên của mảng màu chữ nhật nằm ngang phía dưới bức tranh), tuy nhiên thật là khó để nói là hợp lý khi tác giả lại dùng nó ở màu trắng thay vì đen như các đấu tròn còn lại. Ta cũng thấy các dấu tròn trắng khác ở trên cao của bức tranh, nhưng khoảng cách quá xa để nói rằng nó kết hợp với nhau để tạo một hiệu ứng màu sắc nào. Mặc khác, khoảng cách các đấu tròn trắng này cũng không phù hợp với các dấu tròn đen kể cả đấu tròn vừa nói. 

Nữa dưới bức tranh hơi phức tạp. Trước hết nó gồm cả mảng màu hồng phía trên, kế đó là lớp thứ 2: một mảng màu đen có sọc và một mảng màu xám đỏ nhạt hình chữ nhật, cuối cùng là lớp thứ 3: mảng trắng hình vuông có vòng tròn. Đó là chưa kể 2 mảng màu nâu và trắng dục của phần trên còn kéo dài tới nữa dưới bức tranh. Dù vậy ta cũng hiểu được phần nào dụng ý của Grevele. Nó làm cho ta tập trung hết vào vòng tròn đen. Đặc trong một mảng màu trắng bản rộng, cùng với hoạ tiết đơn giản, nó thu hết sự chú ý của ta so với mảng màu đậm và dày đặc chi tiết ở xung quanh. Một số chi tiếc khác đáng chú ý, các vòng tròn trắng ở dưới cùng bức tranh cũng được sử dụng cùng thủ pháp: đơn điệu và nằm trên một nển màu sậm rối rắm các mảng màu. 


Ta cũng thấy rõ ràng là cách bố trí màu đậm dần từ trên xuống và nhạt dần từ ngoài vào có một tác dụng quan trọng: tạp trung hết sự chú ý của người xem vào mảng màu đỏ và cái vòng tròn đen. Vệt đen phía trên cùng có vẻ là hơi dư thừa trong bức tranh, nó hoàn toàn không thể kết hợp được với các mảng màu nhạt gần nó. Xét kỹ lại, nhìn tổng thể bức tranh, nó là mảng màu cân xứng với cái dãy màu đen nhiều chi tiết ở phía dưới bức tranh. Thiếu nó ( thử dùng tay che cái vệt màu đen lại), ta thấy lập tức sự chú ý của ta lệch xuống phía dưới của mảng màu đỏ, sự chú ý của ta giờ chỉ còn lại cái vòng tròn mà thôi. Toàn nữa trên của tác phẩm dùng toàn mảng màu nhạt với điện tích rộng, còn nữa dưới lại toàn mảng màu sậm với nhiều chi tiết dày dặc, làm cho hướng nhìn của ta lệch hẳn về phía dưới. Nhờ vệt đen này, các mảng bố cục được hài hoà hơn, điều chỉnh lại điểm nhấn của bức tranh.

Đối với các tranh trừu tượng, thật khó mà tìm được một hình ảnh chính xác nào. Tuy nhiên, với bức tranh này thì có lẽ Gravele đang múm điễn tả cỗ xe ngựa. Bên trên là cái cửa sổ cùng một thiếu phụ. Giả thiết này, tôi thấy là hợp lý nhất. Thử dựa vào tên Ancona của bức tranh dường như không giúp ích gì hơn (Ancona là một thành phố ở miền trung nước Ý). Quan sát bốn cái bánh xe và cái khung xe màu nâu ( ngay trên 4 bánh xe ) thì rõ. Cái vệt đen và các vệt nhỏ phía trên nó chính là nóc cỗ xe. Các đốm đen trắng là các chi tiết của cỗ xe. Cái hình chữ nhật đen chính là khung cửa sổ và mảng màu đỏ chính là người thiếu phụ. Mặt khác, xét về độ sáng thì các mảng màu này rất hợp với thực tế. Cái mảng màu đỏ là hình người thiếu phụ nhìn nghiên, thấy được vái cằm và bờ vú. Việc dùng màu đỏ có thể giải thích bằng nhiều cách: màu của tình cảm nồng cháy hay sự nồng nhiệt, nhưng cái màu đỏ thẫm này thì hơi đạc biệt. Tôi không cho rằng Gravele có ấn thượng tốt về người thiếu phụ này. Xem xét cách phối màu: mảng màu đỏ thẫm chứ không phải đỏ sáng, mảng màu trắng tái phía trước và mảng xám phía trên đầu của người thiếu phụ, thật khó để nói rằng ông thich người phụ nữ này. 

Nói một chút về cái vòng tròn đen, ta cũng bắt gặp những dấu hiệu không bình thường. Vòng tròn không khép kín, thậm chí cố tình bị lệch đường (xem hình), điều này có vẻ bình thường với các bức tranh khác nhưng với bức này thì không. So sánh chúng với các vòng tròn khác trong bức tranh, ta thấy chúng đều khép kín hay tròn trịa, còn vòng tròn màu đen thì hở ra và đậm ở cả 2 đầu mút của đường tròn. Điều này chứng tỏ là cái không kép kín này là hoàn toàn có chủ đích chứ không phải là vô ý. Vả lại vòng tròn hơi kép vào trong. Ý nghĩa của nó có thể giãi thích là sự không trọn vẹn, không chung thuỷ hay đại loại là vậy. 

Nhìn cách phối màu, ta có thể hiểu ông nhận xét về người thiếu phụ này như thế nào: phản bội, dối trá hay lạnh lung. Chú ý một chút về bốn bánh xe. Nếu ai đó cho rằng việc ông vẽ 4 bánh xe không đều nhau nhằm biểu hiện rằng: ông nguyền rủa chuyến du ngoạn của bà ta (hay có lẽ là con đường đời của bà ta) thì theo tôi, thật là sai lầm. Tôi không chú tâm vào chuyện 4 bánh xe có đều nhau không, vì với bàn tay nghệ sĩ thì việc vẽ không đều 4 bánh xe là chuyện bình thường. Tuy nhiên, tôi hoàn toàn đồng ý với cách nhận xét trên vì một điềm khác: các vệt màu đỏ-thẫm bên dưới các bánh xe rõ ràng là được đánh màu rất mạnh tay( xem hình). Với một hoạ sĩ, thì việc vẽ bốn vệt màu đều nhau có lẽ là rất tự nhiên, đúng ra là vô thức. Còn những vệt màu bức tranh này rất mạnh tay, bằng nhiều hướng khác nhau, đúng là ông cố tình thực hiện chúng. Và tất nhiên, không ngoài mục đích làm cho chuyến đi của bà ta chông gai hơn! Tiếc là trong các tài liệu về ông không đề cập gì đến người tình của ông ( tôi tạm gọi như vậy ) ở Ancona. Cho nên tôi cũng không biết người đàn bà đó là ai (tất nhiên là nếu giả thiết của tôi là đúng). Không biết có bạn nào có tư liệu của ông liên quan đến bức tranh này hay không ?

Comments

Popular posts from this blog

Dịch Thơ: Hồng Đậu Sinh Nam Quốc

Hán Ngữ: 红豆生南国, 是很遥远的事情. 相思算什么, 早无人在意. 醉卧不夜城, 处处霓虹. 酒杯中好一片滥滥风情. 最肯忘却古人诗, 最不屑一顾是相思. 守着爱怕人笑, 还怕人看清. 春又来看红豆开, 竟不见有情人去采, 烟花拥着风流真情不在. Hán Việt: Hồng đậu sinh nam quốc Thị ngận diêu viễn đích sự tình. Tương tư toán thập yêu, Tảo vô nhân tại ý. Túy ngọa bất dạ thành, Xử xử nghê hồng. Tửu bôi trung hảo nhất phiến lạm lạm phong tình. Tối khẳng vong khước cổ nhân thi, Tối bất tiết nhất cố thị tương tư. Thủ trứ ái phạ nhân tiếu, Hoàn phạ nhân khán thanh. Xuân hựu lai khán hồng đậu khai, Cánh bất kiến hữu tình nhân khứ thải, Yên hoa ủng trứ phong lưu chân tình bất tại. Dịch thể lục bát: Đậu hồng sinh ở nước nam, Chuyện xưa kể lại mấy lần chửa thông. Hỏi tương tư có gì không, Từ lâu đã chẳng bận lòng chút chi. Ta say giữa phố cuồng si, Tình say men rượu tràn ly phong tình. Thơ xưa quên hết làm thinh, Tương tư tủi hổ riêng mình đắng cay. Dám đâu nhân thế tỏ bày, Sợ người thấu tỏ, sợ đời cười chê. ...

Dịch Thơ: Mô Ngư Nhi - Nhạn Khâu của Nguyên Hiếu Vấn

Ai coi tiểu thuyết hay phim cổ trang Thần Điêu Hiệp Lữ của Kim Dung, chắc ai cũng có ấn tượng về bài thơ của Lý Mạc Sầu. Không ít người thuộc lòng, nhưng chắc không phải ai cũng rõ xuất xứ bài này. Trong tác phẩm Thần điêu hiệp lữ của Kim Dung, Lý Mạc Sầu chỉ hát nửa đầu của bài từ mà thôi: Hỏi thế gian Tình ái là gì nhỉ ? Sống chết một lời hứa luỵ Nam Bắc phân chia hai đàng Mưa dầm nắng dãi quan san Cánh chim bạt gió muôn ngàn khổ đau Chung quy một kiếp tình sầu Khi vui gang tấc Ngàn sầu biệt ly Biết cùng ai, biết nói gì Chỉ trông mây núi người đi không về... Bài này là một bài từ, nguyên văn như sau: Phần hán văn:  摸魚兒-雁丘 問世間、情是何物, 直教生死相許? 天南地北雙飛客, 老翅幾回寒暑。 歡樂趣、 離別苦, 就中更有痴兒女。 君應有語, 渺萬里層雲。 千山暮雪, 只影向誰去? 橫汾路、 寂寞當年蕭鼓, 荒煙依舊平楚。 招魂楚些何嗟及, 山鬼暗啼風雨。 天也妒、 未信與, 鶯兒燕子俱黃土。 千愁萬古, 為留待騷人。 狂歌痛飲, 來訪雁丘處。 Phiên âm: Mô ngư nhi - Nhạn khâu Vấn thế gian tình thị hà vật Trực giao sinh tử tương hứa Thiên nam địa bắc song phi khách Lão sí kỷ hồi hàn thử ...

Cassandra, Thà Không Biết Còn Hơn

Hồi giữa tháng mười một này, có tham quan buổi triễn lãm về siêu thực ở cung điện nghệ thuật [1] tại Lyon. Triễn lãm bắt đầu từ tháng mười, vốn đã định đi từ đầu vì thấy cái tên Max Esnrt trong poster triễn lãm, vậy mà bận mãi đến giờ mới đi được. Thú vị thì nhiều thứ lắm, nhưng quá ấn tượng với tác phẩm Cassandra của Eugene Berman, nên về là thảo ý tưởng viết bài ngay. Cái tông đỏ ám ảnh của nó thật kỳ dị, quá kỳ dị và ngột ngạt, nhìn một hồi, không hiểu sao cứ lạnh sống lưng. Chắc do cảm lạnh, hi vọng thế. "Cassandra" của Eugene Breman Eugene Berman sinh năm 1899 ở Moscow, Nga, nhưng sống và làm việc chủ yếu ở phía tây, đặc biệt là Pháp. Nằm trong trường phái tân lãng mạn (neoromantism), ông thành công với các buổi triễn lãm ở Paris, sau đó ông đi New York rồi Los Angeles và về Rome rồi mất ở đấy. Phản đối lại hiện thực xấu xa của xã hội đương thời được gáng cho chủ nghĩa vật chất (materialism) hay chủ nghĩa hiện thực (realism), những con người vẫn còn hoài tưởng về chủ ng...