Skip to main content

Posts

Showing posts from April, 2016

[Công Án] Công Án Niêm Hoa Vi Tiếu

Khi Đức Phật ngự tại núi Linh Thứu, Ngài xoay một cành hoa trong tay và đưa ra trước thính chúng. Mọi người đều im lặng. Duy chỉ có Ma Ha Ca Diếp mỉm cười, nhưng vẫn cố giữ nghiêm nét mặt. Đức Thế Tôn bảo: "Ta có nhãn tạng của chánh pháp, tâm của Niết bàn, thực nhận của vô tướng, và giáo pháp vi diệu khó nghĩ bàn. Không thể diễn bằng lời, mà chỉ biệt truyền ngoài giáo lý. Giáo pháp này ta giao lại cho Ma Ha Ca Diếp." Nhã Hàn Am Khách bàn: Công án này, cũng như nhiều công án khác của Vô Môn Quan, dễ hiểu hơn cả lời bàn. Người có thể luận công án này có quá nhiều, nhưng có thể luận được lời bàn của Vô Môn Quan không dễ đến trăm. Chỉ một câu: "Phật mặt vàng tưởng rằng có thể lừa được mọi người. Ông ta làm cho chư thiện tri thức trở nên lố bịch, mượn đầu heo bán thịt chó. " đã phá hoàn toàn cái tâm đắc của kẻ thiền sinh khi lãnh hội công án, trở về thực tại, bao nhiêu cái hiểu của công án đều trở về không. Giống như vừa lượm được hũ vàng, mở nắp ra lại toàn đố...

[Công Án] Công Án Hương Nghiêm Leo Câu

Thiền sư Hương Nghiêm nói: “Như người trên cây, miệng cắn vào cành, tay chân lơ lửng. Dưới cây có người hỏi: tổ sư Đạt Ma ở Tây Trúc lại, đã giảng được gì?, không đáp thì phụ người hỏi, còn đáp lại bỏ thân mất mạng. Vậy phải làm sao?“. Công án này thật khó nhai, trả lời cũng chết, không trả lời cũng chết. Cho nên Vô Môn mới bàn là "dầu có lời biện luận khúc chiết đều không dùng được, giảng được một tạng kinh lớn cũng vô ích" vì vốn dĩ đạo nằm ngoài lời, càng giảng giải càng xa đạo. Thiền sinh, mười người hết chín người hiểu thấu đạo lý này, nhưng gặp công án này vẫn không đáp được. Là vì sao ? Vì thật ra chỉ cầm được bình rượu lại không uống được rượu, mấy câu uống rượu sẽ say chỉ là nghe nói lại, rượu chưa uống nên không đáp được. Vô môn nói không sai, nếu đáp được chỗ ấy thì khơi dậy được con đường chết trước kia, diệt được con đường sống trước kia; còn nếu chưa đáp được thì chờ sau này hỏi Di Lạc. Công án này của thiền sư Hương Nghiêm quả thật như dao chém thẳng lên đỉ...

[Công Án] Công Án Triệu Châu Rửa Bát

Một vị tăng thưa với Triệu Châu: "Con vừa nhập thiền thất, Xin chỉ dạy. "Triệu Châu hỏi: "Con đã ăn cháo chưa?". Vị tăng trả lời: "Bạch, đã ăn rồi. ". Triệu Châu nói: "Vậy thì đi rửa bát đi.". Ngay lúc đó vị tăng liễu ngộ. Cái khó trong công án này là ở chỗ, khám phá được chữ "bình thường" trong câu "bình thường tâm thị đạo" của thiền sư Nam Tuyền trả lời cho thiền sư Triệu Châu. Người đạt đạo thì lấy cái bình thường để sống, không gò không ép, không mong, không cầu. Nhưng cái bình thường này lại không tầm thường. Cho nên Vô Môn mới bàn là "Ta mong rằng ông ta không nhầm cái chuông với bình chế nước.". Nhiều người bảo, công án này vốn dễ hiểu, chỉ lời bàn là khó hiểu thôi. Ai thật hiểu công án này, cũng phải thật hiểu lời bàn của Vô Môn, nếu không chỉ là bóng trăng đáy nước. Người đạt đạo tâm không có chướng ngại, hành động cũng không chướng ngại, ăn uống ngủ nghỉ đều không chướng ngại. Người bình thường cũng ăn uố...

[Công Án] Công Án Con Chó Của Triệu Châu

Một ông tăng hỏi hòa thượng Triệu Châu: - Con chó có Phật tánh không? Sư đáp: - Đều là Không Cái khó của công án này là ở chổ, nếu bảo con chó có Phật tánh thì sao nó không thành phật, nếu bảo con chó không có Phật tánh vậy thì nó lẫn người cũng không thành phật. Vậy trả lời có hay không có thì cũng đều không thành phật được. Trả lời không thì chấp vào không, trả lời có thì chấp vào có. Thành ra trả lời không được là đúng. Cho nên Vô Môn Quan mới nói, "ngươi như kẻ nằm mộng, biết mà không thể nói ra được", đó là ý này. Sư đáp Không, vốn không phải là câu trả lời cho câu hỏi, mà là câu trả lời cho chủ ý hỏi. Nếu hiểu chữ Không này rồi, thì không còn câu hỏi này nữa, còn câu hỏi này tức là chưa hiểu chữ Không. Con chó không phải con chó, phật tánh cũng chẳng phải phật tánh, thế thì con có có phật tánh hay không còn có ý nghĩa gì ? Nếu tăng hỏi lại sư "Con chó là Không, hay phật tánh là Không?" thì không biết sư sẽ trả lời thế nào ?

[Công Án] Phật Tính

Hôm nay, có đọc vài bài viết trên mấy trang Phật Giáo, nói về công đức của việc niệm phật. Thấy có nhiều tranh cãi về tịnh độ, chợt nhớ về lần trò chuyện cùng một vị bằng hữu nghiên cứu Lão Trang, có nói câu này: "Nếu chỉ niệm phật mà thành phật, thì cái cát sét thành phật trước nhứt". Nghĩ đến câu này thôi cũng buồn cuời rồi. Là vầy, ở Việt Nam, có vụ thâu băng cát sét các lời kinh, xong rồi mở nghe vừa để học thuộc, và nhiều khi để tiết kiệm chi phí pháp sự. Sau này mấy băng phát tự động trở thành một trào lưu, nhiều nhà phật tử hay dùng. Có mấy người mình biết, bảo mở riết quen, dễ ngủ, không mở là không có ngủ được, phải ê a cả đêm mới ngon giấc. Nếu nói phật tính, giả chừng cái máy cát sét là có phật tính hơn cả, phỏng ?